Trước khi đưa ra quyết định nên thuê máy chủ ảo tại đâu, bạn cần phải biết những tiêu chí cần thiết để lựa chọn một dịch vụ máy chủ ảo chất lượng là gì, làm sao để chọn được dịch vụ máy chủ ảo phù hợp nhất với doanh nghiệp. Dưới đây, hãy cùng maychucloud.vn tìm hiểu về thông số máy chủ ảo và những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn thuê Server máy chủ ảo nhé!

  1. Lựa chọn, tìm hiểu về công nghệ, hạ tầng cloud server của nhà cung cấp
    – Công nghệ ảo hóa: Trên thị trường cung cấp dịch vụ hiện nay có hai công nghệ ảo hóa cloud phổ biến và thịnh hành nhất đó là Công nghệ mã nguồn mở Openstack và công nghệ Vmware.
    Công nghệ Openstack: OpenStack là một hệ điều hành đám mây kiểm soát các nhóm tài nguyên tính toán, lưu trữ và kết nối mạng lớn trong một trung tâm dữ liệu. Tất cả được quản lý thông qua bảng điều khiển cho phép quản trị viên kiểm soát và tạo cho người dùng các quyền nhằm mục đích cung cấp tài nguyên thông qua giao diện web. Theo đó tạo ra các ảo hóa bao gồm phần mềm, phần cứng và các chương trình vận hành trong hệ thống tương tự như một máy chủ vật lý. Do đó, OpenStack là một phần mềm mã nguồn mở, dùng để triển khai Cloud Computing, bao gồm private cloud và public cloud, cho phép kết hợp cùng nhiều mã nguồn hiện đại khác như CEPH (lưu trữ an toàn, hiện đại), Hypervisor (Tăng tốc, tối ưu tài nguyên),  Zabbix (giám sát),…
    + Công nghệ Vmware: Vmware vẫn luôn được người dùng đánh giá là phần mềm ảo hóa phổ biến, dễ thiết lập và quản lý, phù hợp cho nhiều mô hình người dùng khác nhau. Tuy nhiên, đây là nền tảng ảo hóa công nghệ cũ, được xây dựng fix cứng, khó sửa đổi, do đó tồn tại rất nhiều hạn chế, nhất là phần ứng dựng sử dụng của các máy chủ cloud server. Chính vì vậy, công nghệ này chỉ còn phù hợp cho các doanh nghiệp xây dựng cloud quy mô nhỏ hay các nhà cung cấp dịch vụ bị hạn chế trong việc nâng cấp hạ tầng máy chủ vật lý, không thay đổi theo công nghệ mà vận hành hệ thống đã ổn định.
    – Hạ tầng trung tâm dữ liệu: Tất nhiên đây sẽ là 1 yếu tố quyết định lớn tới sự ổn định của máy chủ vật lý khi được đáp ứng các điều kiện về vận hành, hoạt động, chống tấn công,…Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn hệ thống cloud được đặt tại các Datacenter uy tín như VNPT, Viettel,…
    – Vị trí đặt máy chủ: Nếu bạn lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê Server máy chủ ảo tại Việt Nam như VNPT IDC, Viettel IDC, bạn không cần phải lo lắng đến vấn đề này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thuê Server máy chủ ảo tại các nhà cung cấp nước ngoài, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về vị trí đặt máy chủ của các đơn vị này có nằm trong Việt Nam không, hay là nằm ở nước ngoài. Nếu các trung tâm dữ liệu của các đơn vị này đều nằm ở nước ngoài, việc truyền tín hiệu trong một khoảng cách xa xôi từ quốc gia khác đến Việt Nam như vậy cũng đôi phần ảnh hưởng đến tốc độ và sự ổn định cho máy chủ của bạn. Bạn nên cân nhắc kỹ về vấn đề này.
  2. Swap – bộ nhớ ảo thông số máy chủ ảo đặc biệt cần lưu ý

    Swap được biết đến là bộ nhớ ảo của máy chủ ảo. Nó có tác dụng lưu lại các hành động xử lý cũ trong trường hợp bộ nhớ RAM bị đầy. Đây chính là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập. Trang Web hoạt động ổn định hơn nhờ có Swap tuy nhiên không phải máy chủ ảo nào cũng có hỗ trợ bộ nhớ Swap. Bởi vậy, tùy theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp mình, khi thuê máy chủ ảo bạn cần đề cập đến yếu tố này với nhà cung cấp.
  3. Xác định vCPU: Có thể nhiều người không biết rằng khi cung cấp quá mức vCPU có thể khiến thời gian sẵn sàng (thời gian vCPU phải đợi CPU vật lý) tăng đột biến và làm giảm hiệu suất của máy. Vì vậy khách hàng phải nhìn vào số liệu hiệu suất của khối lượng công việc thực tế.
    => Hệ thống Cloud server của maychucloud.vn tại  VNPT IDC hiện tại có thể đáp ứng cung cấp server có 1vCPU – 144 vCPU/ máy. Thông số máy chủ ảo này đáp ưng mọi nhu cầu từ nhỏ tới lớn của doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế.
    – Xác định dung lượng RAM: RAM cũng là một yếu tố quan trọng, làm sao để cân bằng dung lượng Ram với các phần cứng khác, bởi vì quá nhiều hoặc quá ít Ram đều gây ra phản tác dụng. Do tính chất bán liên tục của bộ nhớ, việc ước tính dung lượng Ram sẽ phức tạp hơn CPU. Bộ nhớ được phân bổ là dung lượng RAM vật lý mà khách yêu cầu từ hypervisor.Bộ nhớ tiêu chuẩn cho các máy chủ cloud nằm trong khoảng từ 4 GB đến 8 GB để đáp ứng được điều kiện cho các máy chủ mail, game server, máy chủ ứng dụng, máy chủ dịch vụ VAS… Nó cũng đảm bảo cho môi trường nhà phát triển sản xuất và thử nghiệm. Với các nhu cầu cài đặt phần mềm thì thường đã có khuyến cáo cấu hình tối thiểu đáp ứng từ các hãng, với các tùy chọn linh hoạt cao hơn như 32GB, 64GB, 80GB, 96GB, 128GB…
    Và nguyên tắc khi ước tính dung lượng Ram cho Cloud Server, thường thì chúng ta nên cho Ram dư một chút thay vì quá ít.
    => Chúng tôi tự tin hệ thống cloud server có thể đáp ứng mọi nhu cầu yêu cầu dung lượng Ram cao nhất.
     – Xác định dung lượng lưu trữ: Khi tính toán tổng dung lượng lưu trữ cần thiết cho máy chủ đám mây Cloud Server của mình, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tính dung lượng ổ đĩa mà các hệ điều hành, bảng điều khiển, ứng dụng, cơ sở dữ liệu, email, bảo mật và các công cụ khác yêu cầu. Tổng dung lượng đĩa phải là tổng của tất cả dữ liệu khác nhau mà khách hàng lưu trữ trên đĩa cứng ảo đó trong đám mây. Đảm bảo rằng việc sử dụng đĩa không bao giờ vượt quá 85% dung lượng khả dụng, nghĩa là luôn để lại tối thiểu 15% dung lượng đĩa trống trên ổ cứng.
    => Chúng tôi tự hào rằng với hệ thống 100% ổ cứng SSD mang tới tốc độ truy xuất cao và an toàn hơn, khả cung cấp không hạn chế về dung lượng, đáp ứng mọi nhu cầu lưu trữ.
    – Xác định băng thông: Chúng ta có thể sử dụng công cụ Solarwinds Pingdom để kiểm tra ứng dụng của mình nếu nó đang được chạy hoặc công cụ như Calculator.net để tính toán yêu cầu tốc độ hay mức sử dụng băng thông hàng tháng của mình. Bạn nhập mức sử dụng hàng tháng theo byte (B), Kilobyte (KB), Megabyte (MB) , Gigabyte (GB) hoặc Terabyte (TB). Công cụ này sẽ cung cấp các thông số để dễ dàng tính được mức băng thông tương đương, được tính bằng Megabits/s (Mbps) hoặc Gigabits / s (Gbps)
  4. Xác định nhu cầu địa chỉ IP cũng là 1 thông số máy chủ ảo quan trọng: Địa chỉ IP có thể được cung cấp với cơ sở dữ liệu dựa trên đám mây Cloud Server và các dịch vụ khác. Câu hỏi đặt ra ở đây là cần thiết bao nhiêu địa chỉ IP cho môi trường đám mây của khách hàng, cụ thể hơn là có bao nhiêu địa chỉ IP công cộng và bao nhiêu IP riêng?
    Khách hàng cần địa chỉ IP công cộng cho các máy chủ đám mây Cloud Server của mình để giao tiếp với internet. Thường được thực hiện bằng cách sử dụng cổng dịch địa chỉ mạng (NAT) hoặc Phiên bản NAT, ngoài ra cũng có thể sử dụng Cổng riêng ảo (VGW). Chủ yếu phục vụ công tác quản trị từ xa thông qua remote server, ssh,…
    Địa chỉ IP riêng được sử dụng giữa máy chủ đám mây và các dịch vụ đám mây khác hoặc cơ sở hạ tầng trong đám mây riêng ảo (VPC). IP riêng có thể được sử dụng để kết nối các điểm cuối đám mây trong mạng con.
    => Chúng tôi có kinh nghiệm triển khai trong các lĩnh vực kết nối, có thể tư vấn Quý khách hàng về phương án kết nối ngoại vi ngoài phạm vi server của mình, đặc biệt chúng tôi phối hợp hỗ trợ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến, VAS,…đảm bảo mọi kết nối ngoại vi trên hệ thống cloud server tương tự như kết nối qua máy chủ vật lý thông thường.
  5. Khả năng dự phòng trước rủi ro
    Khả năng dự phòng trước rủi ro là một yếu tố quan trọng bạn cần trao đổi kỹ với nhà cung cấp dịch vụ cho thuê Server máy chủ ảo, vì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn dữ liệu của bạn sau này.

    Kết luận: Đầu tiên khi tiếp cận chúng ta thường có những câu hỏi đại loại như ứng dụng của tôi cần bao nhiêu vCPU trên mỗi máy chủ? RAM bao nhiêu? Tôi cần dung lượng lưu trữ bao nhiêu hay băng thông bao nhiêu là đủ? Câu trả lời nhanh nhất, chính xác nhất để biết các thông số cloud server cần check khi thuê dịch vụ là đăng ký chạy thử trực tiếp và miễn phí với ứng dụng của khách hàng trên nền tảng Cloud Server của VNPT IDC để có được đánh giá khách quan nhất về nhu cầu thực của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *