Hiện nay, Máy chủ cloud – Cloud Server được xem là giải pháp mang tính đột phá trong công nghệ cho nhiều doanh nghiệp. Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ máy chủ cloud – Cloud Server mang đến những giải pháp đa dạng cho các gói dịch vụ phù hợp với nhiều loại nhu cầu. Tuy nhiên, sự đa dạng này khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc phân biệt và lựa chọn nhà cung cấp thích hợp, đáp ứng nhu cầu.

Tất cả người dùng hay doanh nghiệp sử dụng máy chủ cloud nên có một ý tưởng rõ ràng về những gì mong đợi từ đơn vị cung cấp dịch vụ. Bài viết đưa ra những tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét khi lựa chọn nhà cung cấp máy chủ cloud – Cloud Server.

  1. Máy chủ cloud là gì?

    Máy chủ cloud – Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud Server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.
    Máy chủ cloud ra đời để giải quyết được nhiều vấn đề về chi phí, bảo hành và uptime cho các doanh nghiệp. Đặc biệt dành cho những người muốn phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng internet. Nhìn chung, Máy chủ cloud Server là một trong những giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay.

  2. Những tiêu chí khuyên khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cloud uy tín, chất lượng
    Doanh nghiệp cần xem xét lựa chọn đơn vị cung cấp Cloud Server uy tín, chất lượng và an toàn. Những nơi đảm bảo các tiêu chí quan trọng bên dưới phải chắc chắn phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh, năng lực kỹ thuật, đặc điểm vận hành của tổ chức.
    – Tài nguyên máy chủ – lưu trữ của đám mây:

    Tổng tài nguyên vật lý của máy chủ & ở cứng trên hệ thống đám mây. Sức mạnh của mỗi đám mây phụ thuộc rất lớn vào chất lượng – số lượng của máy chủ vật lý và ổ cứng vật lý bạn có. Số lượng máy chủ & ở cứng vật lý nhiều sẽ giúp quá trình phân tán dữ liệu, duy chuyển – phục hồi máy chủ ảo được nâng cao. Chưa kể khả năng mở rộng – cấp phát thêm tài nguyên cho máy chủ ảo được tốt hơn.
    Ví dụ bạn chỉ có 3 máy chủ vật lý trên đám mây, thì khi có sự cố 1 máy chủ, bạn chỉ còn 2 lựa chọn để phục hồi máy chủ ảo đám mây. Rất hạn chế so với việc có đến 5 – 10 máy chủ vật lý.
     Hạ tầng mạng & Network: 
    Các thiết bị mạng và công nghệ dùng để kết nối cụm máy chủ, ổ cứng vật lý đóng vai trò then chốt đối với sự ổn định và tốc độ cấp phát tài nguyên của một đám mây. Hiện nay phần cứng và công nghệ Network thường trên Datacenter ở VN là bộ đôi Cisco + NetApp, kết hợp với công nghệ ảo hóa VMware vSphere. Yếu tố thứ 2 chính là chất lượng kết nối Internet từ đám mây ra bên ngoài. Dù là Public hay Private Cloud thì việc truy cập Cloud Server từ xa phải luôn đảm bảo. Hệ thống đám mây setup từ các máy chủ vật lý & ổ cứng đặt ở văn phòng công ty bạn thì chất lượng network connection khác xa nếu triển khai trên cụm máy chủ đặt ở Datacenter chuẩn quốc tế Tier 3 của VNPT, Viettel
    – Thời gian uptime:
    Thời gian Uptime (tính khả dụng theo thời gian) của Cloud Server cung cấp thông tin về sự sẵn sàng hoạt động hoàn chỉnh của các dịch vụ. Yêu cầu về thời gian uptime của các dịch vụ có thể khác nhau tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp tương ứng. Càng nhiều nỗ lực mà một nhà cung cấp dịch vụ đám mây Cloud Server dành cho việc thiết kế một nền tảng ổn định và độ khả dụng cao, nguy cơ gián đoạn dịch vụ càng thấp.
    Mặc dù tính khả dụng của 99% là đủ cho nhiều doanh nghiệp, các ứng dụng quan trọng yêu cầu thời gian uptime từ 99,95% – 100%, chẳng hạn như đối với các giao dịch tài chính hoặc trong chăm sóc y tế. Nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính khả dụng của công ty và đảm bảo điều này trong Thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA).
    – Công nghệ nền tảng hạ tầng cloud server: 
    Có khá nhiều nền tảng công nghệ để triển khai hệ thống đám mây IaaS như đã giới thiệu. Từ giải pháp nổi tiếng OpenStack, nền tảng thương mại số 1 vSphere của VMware, hay giải pháp giá rẻ Virtuozzo 7 của Virtuozzo.
    Ví dụ: Máy chủ ảo cloud server của VNPT IDC:
    Công nghệ cloud openstack kết hợp với Hypervisor KVM và CEPH hiện đại.
    – Sử dụng 100% ổ cứng SSD nhằm tối ưu hóa tốc độ truy cập và an toàn dữ liệu.

    Tài nguyên và khả năng cấp phát cho các gói dịch vụ:
    Đây là vấn đề lớn của các dịch vụ Cloud VPS giá rẻ trên thế giới mà đặc biệt là ở Việt Nam. Các hosting ở Việt Nam thường nổi tiếng là ‘yếu ớt’ vì thói quen tối ưu lợi nhuận bằng cách:
    Cái lợi của cách tiếp cận ‘khôn lỏi’ này là khi khách hàng thấy rẻ mua dịch vụ, sau đó không dùng được (hoặc dùng quá cực khổ) quyết định bỏ luôn. thì phần tài nguyên bị bỏ lại đó tiếp tục bán cho các khách hàng mới!. Khi chọn nhà cung cấp Cloud Server, điều quan trọng là doanh nghiệp phải kiểm tra xem họ có thể linh hoạt điều chỉnh dịch vụ theo nhu cầu hay không. Với sự thành công và tăng trưởng của một doanh nghiệp, nhu cầu về cơ sở hạ tầng CNTT và hiệu suất của máy chủ đám mây cũng tăng lên. Do đó, phải biết được nhà cung cấp dịch vụ có thể cấp thêm dung lượng, giá trị hiệu suất trong khung thời gian và chi phí như thế nào. Chỉ có nhà cung cấp dịch vụ đám mây với các dịch vụ có thể mở rộng dễ dàng mới có thể đáp ứng bền vững các yêu cầu về CNTT của doanh nghiệp.
    Trình độ setup và vận hành hệ thống của đội ngũ kỹ thuật: Việc tự triển khai hệ thống Cloud Server từ cụm máy chủ & ổ cứng vật lý không chỉ đòi hỏi tiền bạn đầu tư cho nền tảng công nghệ mà quan trọng hơn yêu cầu trình độ của đôi ngũ setup – vận hành và quảng lý. Ngay cả giải pháp giá rẻ Virtuozzo 7, cũng cần kỹ sư hoặc kỹ thuật viên hệ thống có kinh nghiệm và chuyên môn tốt để setup & vận hành. Trình độ setup và vận hành chính là yếu tố quyết định để các dịch vụ cao cấp như Google Engine, Amazon EC2, hay trung cấp Vultr, OVH, DigitalOcean, Linode.. khẳng định chất lượng và uy tín trên thị trường so với hàng trăm dịch vụ Cloud Server nhỏ lẻ khác.
    – Công cụ quản lý máy chủ cloud:
    Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp Cloud Server có hỗ trợ quản lý đám mây. Bởi điều này cho phép doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng và dịch vụ. Đồng thời, đảm bảo rằng nền tảng cơ sở hạ tầng đám mây của doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy, hữu hiệu và luôn có sẵn.
    Nếu doanh nghiệp không có chuyên môn nội bộ để triển khai và quản lý máy chủ đám mây, các phần mềm chạy trên chúng một cách an toàn; hãy cân nhắc việc sử dụng nền tảng đám mây được quản lý để giải quyết nhiều gánh nặng bảo mật. Doanh nghiệp cần tìm hiểu về dịch vụ, mức độ và thời gian hỗ trợ khi lựa chọn dịch vụ được quản lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *