Hiện nay trên thị trường máy chủ có rất nhiều nhà cung cấp với các loại hình dịch vụ máy chủ vật lý, thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy chủ ảo. Trong những năm gần đây, máy chủ ảo bộc lộ những ưu điểm vượt trội hơn máy chủ vật lý nhờ chi phí thấp, khả năng mở rộng linh hoạt và thuận tiện trong quản lý. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng nắm được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để chọn được một nhà cung cấp máy chủ ảo phù hợp để lưu trữ vận hành hệ thống IT cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa, do tính chất tổ chức mà việc chuyển đổi nhà cung cấp cũng mất thời gian và không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn trước khi lựa chọn một nhà cung cấp phục vụ cho hệ thống CNTT của mình.

I. Những lưu ý khi thuê máy chủ và chỗ đặt:

Với ưu điểm tài nguyên được quản lý tập trung, sử dụng với hiệu suất cao, các doanh nghiệp thường lựa chọn máy chủ vật lý (dedicated server) để làm máy chủ làm cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ chạy email ( mail server), máy chủ chạy web ( web server), máy chủ chạy ứng dụng phần mềm (kế toán, ERP,…), máy chủ chạy ứng dụng app (application server)…. Nhưng để lựa chọn được máy chủ đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi lựa chọn thuê máy chủ:
1. Trung tâm dữ liệu:
– Đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ thuê máy chủ vật lý. Bạn cần lựa chọn nhà cung cấp đặt trong những trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế để an toàn, bảo mật, có khả năng dự phòng và thời gian uptime cao. Top đầu trung tâm dữ liệu Datacenter tại Việt Nam như VNPT, Viettel…
– Dự phòng và mở rông: Khả năng dự phòng được hiểu là có một nguồn tài nguyên dự trữ có sẵn, đặc biệt ở trung tâm dữ liệu. Nếu nguồn điện xảy ra sự cố sụp nguồn thì máy phát và hệ thống UPS nên được chuẩn bị sẵn, nếu dịch vụ của ISP bị gián đoạn thì một số giải pháp thay thế nên được chuẩn bị sẵn, nếu máy chủ bị quá tải thì những server khác nên được chuẩn bị sẵn… trường hợp tăng đột biến lưu lượng trên server. Cả hai yếu tốt này kết hợp với nhau sẽ góp phần giúp cho hiệu suất hệ thống ổn định hơn, tránh sập web.

– Yếu tố thứ nhất chính là sự ổn định và đáp ứng của dịch vụ khi họ có thể tùy biến giúp chúng ta trong nhu cầu về lưu trữ và điều hành để tránh việc tắc nghẽn hay hệ thống bị đình trệ do vượt qua lưu lượng lưu trữ hay lưu lượng truy cập và luôn dảm bảo rằng hệ thống cùa chúng ta như hosting web, CSDL được  chú trọng khai thác một cách đúng đắn nhất và chúng ta cần phải tập trung thật kỹ càng vào trong yếu tố này để có thể thực hiện tốt.
– Yếu tố thứ hai chính là vấn đề cao về bảo mật khi các loại dữ liệu quan trọng của chúng ta được chứa trong các hệ thống máy tính và máy chủ này và chúng ta cần phải chú ý thật kỹ càng vào các nhu cầu trên để giúp cho các hệ thống của chúng ta làm việc thật chất lượng và có độ an toàn cao nhất đó chính là một trong những yếu tố không thể nào thiếu được khi chúng ta thực hiện kinh doanh cho mình.
2. Phần cứng thiết bị
– Với đặc điểm đặc trưng là hoạt động liên tục trong thời gian dài, phần cứng máy chủ đòi hỏi tính sẵn sàng phải rất cao. Vì vậy, độ tin cậy phần cứng và độ bền là tiêu chí cực kỳ quan trọng.
– Khi chọn máy chủ, người dùng nên chọn những dòng có thương hiệu và uy tín. Các yếu tố về xuất xứ, nhãn hiệu, nhà sản xuất là những tiêu chí đầu tiên để lựa chọn thuê máy chủ vật lý, những nhà sản xuất lớn như HP, Dell, LENOVO… sẽ giúp đảm bảo chất lượng cũng như về vấn đề bảo hành. Các hãng này có chế độ bảo hành tới 36 tháng.


Mặt khác, để lụa chọn cấu hình phần cứng máy chủ đáp ứng yêu cầu, nên quan tâm tới các yếu tố:
– Bộ vi xử lý đa nhiệm:
– Tối đa bộ nhớ RAM
– Khả năng dự phòng, kết nối mạng, liên kết & lữu trữ dữ liệu
3. Băng thông và đường truyền:
– Đường truyền cao, ổn định và băng thông lớn sẽ đảm bảo các hoạt động của website, ứng dụng phần mềm, mail server hoạt động 99% – 100% thời gian liên tục. Một điều quan trọng nữa nên chọn nhà cung cấp đáp ứng rộng nhất việc peering các datacenter trong nước và quốc tế.

4. Dung lượng:
– Hiện nay trên thị trường có 3 loại ổ cứng khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng để tối ưu về chi phí và hiệu suất, ổ cứng SAS đáp ứng khả năng ảo hóa đầu vào và đầu ra, trong khi ổ cứng SATA có khả năng lưu trữ lớn. Riêng đối với các ứng dụng phần mềm hoặc website cần tốc độ đọc ghi cao (ví dụ máy chủ cơ sở dữ liệu) thì ưu tiên sử dụng ổ cứng SSD.
5. Hỗ trợ khách hàng:
– Nếu nhà cung cấp không thể cung cấp sự hỗ trợ 24/7 thì đây thật sự là một điều nguy hại cực lớn đối với bạn. Hãy thử tưởng tượng, nếu máy chủ bạn có chút vấn đề không thể hoạt động được khiến cho website bạn cũng không thể nào truy cập được, mà chờ mãi không thấy nhà cung cấp cho người đến xử lý, bạn sẽ mất nhiều khách hàng tiềm năng. Tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra đội ngũ hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ trước khi quyết định có trả tiền cho họ hay không.
6. Bảo mật và các dịch vụ bổ sung:
– Máy chủ dedicated cần có độ bảo mật cao để không làm lộ các thông tin lưu trữ. Do đó, bạn nên trang bị thêm Web Application Firewall, cân bằng tải, các giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu.

II. Ưu, nhược điểm của máy chủ vật lý so với máy chủ ảo:

1. Hiệu suất xử lý:
Máy chủ vật lý thường lưu trữ và xử lý dữ liệu cục bộ. Do sự gần gũi tương đối giữa các thành phần CPU, RAM, HDD hay thậm chí các cổng giao tiếp, khi một yêu cầu được thực hiện, có rất ít sự chậm trễ trong việc truy xuất và xử lý thông tin. Điều này mang lại cho các máy chủ chuyên dụng tốc độ tính toán đôi khi tính bằng mili giây và micro giây. Do đó mãnh mẽ hơn máy chủ ảo
2. Khả năng kết nối mạng:
Không có nguy cơ bị điều chỉnh do môi trường chia sẻ gây ra. Việc quản lý và cấu hình mạng cũng đơn giản hơn, và do đó, các IT sẽ chủ động hơn trong công việc của mình khi sử dụng máy chủ vật lý riêng.
3. Dung lượng lưu trữ, chuyển đổi:
Dedicated Server luôn bị giới hạn do số lượng ổ đĩa thực tế có sẵn trên máy chủ. Về lý thuyết bạn có thể bổ sung thêm ổ cứng mà không off server. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào card raid, pin và cả việc cấu hình máy chủ. Nói chung bạn phải chấp nhận gián đoạn các tác vụ trong một thời gian nhất định. Về điểm này, chắc chắn máy chủ ảo chiếm lợi thế, tài nguyên của máy chủ ảo có thể được cấp phát ngay lập tức, đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi, tăng/ giảm năng lực tính toán.
4. Khả năng quản trị:
Dedicated Server thường đòi hỏi một sự hiểu biết rộng hơn về quản trị hệ thống. Nếu muốn mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cấp và bảo trì … bạn cần phải lập kế hoạch cẩn thận để giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu, ngăn chặn thời gian gián đoạn hệ thống ở mức tối thiểu.
5. Chi phí đầu tư:
Nhìn ở nhiều khía cạnh thì có thể nói máy chủ ảo hay Dedicated Server không quá nhiều sự khác biệt về giá cả. Giao diện quản lý chuyên nghiệp từ các máy chủ ảo có thể là một lựa chọn có giá trị, mặc dù đắt tiền. Ngược lại, các Dedicated Server có thể được gắn liền với vô số tùy chọn phần cứng khác cũng sẽ làm tăng chi phí. Máy chủ ảo nói chung sẽ có lợi thế về chi phí đầu tư ban đầu, nhưng có xu hướng tăng chi phí theo quy mô. Trong khi đó, Dedicated Server sẽ có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng cung cấp quy mô lớn đáng tin cậy hơn và tiết kiệm chi phí khi nhu cầu tăng lên về sau. Đặc biệt, với các mô hình kinh doanh hiện nay, bạn cũng có thể thuê dịch vụ Dedicated Server theo hàng tháng để giảm chi phí đầu tư ban đầu, tối ưu chi phí hoạt động cho bộ phận IT.

III. Lựa chọn máy chủ phù hợp cho doanh nghiệp:

1. Máy chủ cho Doanh nghiệp nhỏ
– Đối với các Doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu sử dụng Máy chủ sẽ tập trung vào việc lưu trữ dữ liệu quan trọng từ các máy trạm trong mạng LAN và đóng vai trò là một máy quản lý, phân giải, chia sẻ thư mục. Doanh nghiệp nhỏ với một số lượng ít các máy trạm trong mạng LAN, thì một Máy chủ được trang bị bộ CPU 4 -6 CORE, RAM 4-8GB đáp ứng tốt yêu cầu này của Doanh nghiệp.
Khi chọn lựa các Máy chủ loại này, cần phải chọn một Máy chủ làm sao có thể nâng cấp khả năng lưu trữ của chúng khi cần thiết và có tích hợp những điều khiển cần thiết cho việc lập cơ chế chống lỗi ổ cứng (Raid 0 , 1). Đặc biệt, với vấn đề gắn thêm các ổ cứng, Doanh nghiệp sẽ có một số lựa chọn với những mức chi phí hoàn toàn khác biệt như ổ đĩa giao tiếp SATA 2, SCSI hay SAS. Trong đó, SAS là chuẩn giao tiếp mới với kích thước nhỏ gọn 2.5″ – tương đương nhưng có tốc độ vòng quay lên tới 10.000 RPM hay 15.000 RPM và khả năng kết nối nhiều ổ SAS, lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Người anh em của SAS là SCSI có cùng tốc độ nhưng lại có kích thước lớn hơn 5.2″. Mặc dù vậy, do các ổ SAS có chi phí đầu tư khá cao nên việc lựa chọn SATA2 với tốc độ 7200RPM và băng thông 300MB/s có lẽ là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất nếu hệ thống của doanh nghiệp hoạt động độc lập và không tương tác nhiều với dữ liệu, phần mềm máy chủ trên Máy chủ.
2. Đối với các doanh nghiệp SMB
– Đối với các Doanh nghiệp SMB, nhu cầu trang bị các Máy chủ là cần thiết và không thể thiếu trong quá trình hoạt động lâu dài khi một máy chủ phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong một hệ thống mạng LAN hiện nay như: Mail, Web,…. Một máy chủ cần phải luôn sẵn sàng và đáp ứng ngay tức thì khi cần triển khai các dịch vụ, ứng dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không những vậy, còn phải hoạt động liên tục và có tính chống lỗi cao khi gặp trục trặc về vấn đề phần cứng cũng như phần mềm.
– Hệ thống không thể sụp đổ khi có trục trặc xảy ra, phải có tính dự phòng cho các trường hợp này do cả hệ thống mạng hoạt động dựa vào việc điều khiển của các Máy chủ này. Vấn đề phần cứng điều khiển khả năng lưu trữ của Máy chủ cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Máy chủ phải có khả năng tương thích với nhiều giao tiếp khác nhau của các điều khiển SCSI, SAS. Các cơ chế chống lỗi phần cứng được tích hợp ít nhất cũng phải là Raid 1, tốt nhất là Doanh nghiệp loại này nên sử dụng cơ chế chống lỗi của Raid 5 trên các Controller Raid card trang bị thêm hay có thể đã được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.
3. Máy chủ cho các Doanh nghiệp lớn:
– Doanh nghiệp lớn có nhiều lựa chọn trong thị trường các Máy chủ chuyên dụng của các nhà sản xuất lớn trên thị trường: IBM, HP, Dell, Micro, SUN,… Các Máy chủ này có những mức giá khác biệt hoàn toàn so với các Máy chủ thông thường và đi kèm là những khả năng mở rộng, nâng cấp cao hơn. Khả năng mở rộng nâng cấp đó có thể kể đến như nhiều CPU, dung lượng RAM, HDD và khả năng chống lỗi toàn diện (HDD, RAM, PSU) và chúng có thể hoạt động gần như là life-time trong hệ thống của Doanh nghiệp. Các Máy chủ loại này thường có chi phí cao hơn nhiều so với các Máy chủ ở trên. Với các Máy chủ loại này, có thể phục vụ cho hàng trăm người dùng của Doanh nghiệp mà không sợ tình trạng quá tải của mạng LAN, mức giá cũng lên đến khoảng vài chục ngàn USD (IBM x3950), tuy nhiên, không thể phủ nhận những giá trị mà nó mang lại. Được phát triển theo tiêu chuẩn khắt khe của các nhà sản xuất máy tính cùng một qui trình kiểm tra kỹ tính tương thích, sự ổn định của các linh kiện trong thời gian hoạt động liên tục nên khi các Máy chủ của các nhà cung cấp tên tuổi trên thị trường tới tay bạn có thể yên tâm hoàn toàn với chất lượng của chúng. Khi lựa chọn các Máy chủ loại này, có 2 loại để bạn lựa chọn: dạng Tower hay dạng Blade.
– Nếu như các Máy chủ dạng Tower có dạng Case đứng chắc chắn phù hợp cho một Rack mount có sức chứa 2 CPU thì các các Máy chủ dạng blade (dạng phiến) 1U hay 2U tiết kiệm không gian và có khả năng xếp nhiều phiến trong một tủ mạng nhằm bảo vệ chúng không bị mất mát và bảo mật hơn cùng với các thiết bị mạng quan trọng khác như Switch, Router.
– Nếu như có nhu cầu nâng cấp, thêm mới các máy chủ sau này thì việc chọn lựa các Máy chủ dạng Blade sẽ đảm bảo cho bạn một không gian thoải mái nhất. Hầu hết các Máy chủ này chưa bao gồm các hệ điều hành máy chủ, người mua sẽ phải tự cài đặt chúng vào hệ thống. Một số nhà cung cấp có thể xây dựng sẵn hệ điều hành Linux do OS này miễn phí và chi phí không quá cao (nếu có), để sử dụng Windows Máy chủ, hiển nhiên Doanh nghiệp phải trang trải thêm một khoản ngân sách cho bản quyền của chúng. Tùy theo mức chi phí cho việc áp dụng CNTT vào quá trình hoạt động của mình, Doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp đồng hành cùng quá trình hoạt động kinh doanh.
– Tại Việt Nam hiện nay, để tìm kiếm một máy chủ phù hợp, ngoài việc phải bỏ ra chi phí hàng chục triệu đồng, các Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn giải pháp thuê Máy chủ và Chỗ đặt máy chủ để đảm bảo không chỉ về mặt cấu hình mà còn an tâm hơn với dịch vụ bảo trì, môi trường phù hợp cho chiếc máy chủ – đầu mối thông tin và lưu trữ dữ liệu quan trọng được chăm sóc một cách an toàn và hoạt động hiệu quả nhất.


Báo giá dịch vụ Cloud Server Bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp đáng tin cậy để thuê VPS giá rẻ để bắt đầu cho vận hành và lưu trữ hệ thống chạy online . Đây có thể là một lựa chọn khó khăn dành cho bạn. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thông tin, ở nhiều nguồn, nhiều nhà cung cấp khác nhau về dịch vụ VPS. Vậy đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn? Với việc sở hữu hạ tầng DataCenter hàng đầu thị trường Việt Nam Mang trải nghiệm công nghệ điện toán đám mây đích thực cho người dùng Việt Nam Bạn hoàn toàn yên tâm với khoản đầu tư ban đầu ít tốn kém, không phải chịu rủi ro về phần cứng (Đảm bảo về phần cứng và đường truyền luôn sẵn sàng)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *